Thực trạng chuyển đổi số và tác động lên thị trường lao động
Nhờ chuyển đổi số, doanh nghiệp có cơ hội nâng cao hiệu suất tự động hóa giúp giảm sai sót, tăng năng suất, và tối ưu chi phí. Doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận khách hàng toàn cầu để mở rộng thị trường và tăng trưởng bền vững nhờ nền tảng kỹ thuật số. Do đó, xu hướng bắt buộc chuyển đổi số là yếu tố sống còn trong nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, thống kê cho thấy do thiếu kỹ năng số, 54% lao động cần được đào tạo trong năm 2025 trong khi hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Bên cạnh đó, lao động phổ thông và trung niên gặp khó khăn trong thích nghi với AI, dữ liệu lớn, và tự động hóa.
Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để vượt qua các thách thức về kỹ năng, công nghệ, và bất bình đẳng.
Đâu là giải pháp?
Đối với cá nhân, yêu cầu cần là phát triển kỹ năng cá nhân học kỹ năng số: Excel nâng cao, phân tích dữ liệu, Power BI, phần mềm CRM (Udemy, Coursera, Google Digital Garage). Nâng cấp chuyên môn Digital & Media phân tích dữ liệu quảng cáo (Google Analytics, Facebook Ads Manager), tối ưu chiến dịch dựa trên ROI, ROAS, xây dựng portfolio ghi nhận thành công. Cá nhân cũng cần có định hướng nghề nghiệp phù hợp chuyển hướng theo nhu cầu thị trường trong đó các xu hướng tập trung vào AI, marketing automation, sáng tạo nội dung số (tăng trưởng 15%/năm tại Việt Nam), phân tích dữ liệu... Tăng cường khả năng thích nghi tham gia cộng đồng chuyên gia. Học hỏi qua hội thảo, sự kiện Digital Marketing tại TPHCM, kết nối LinkedIn, học tập liên tục mỗi quý học 1 kỹ năng mới, theo dõi xu hướng qua blog, webinar.
Với doanh nghiệp, giải pháp là cần đào tạo và phát triển nhân lực đầu tư kỹ năng số hóa (lập trình, quản trị dữ liệu, làm việc với AI), hợp tác với các tổ chức giáo dục để nâng cao chất lượng nhân lực. Ứng dụng công nghệ linh hoạt tích hợp dần vào các quy trình như quản lý nhân sự, logistics. Sử dụng AI và dữ liệu lớn để phân tích khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu vận hành. Tạo môi trường làm việc kết hợp hỗ trợ nhân viên làm việc linh hoạt giữa trực tuyến và trực tiếp. Thúc đẩy văn hóa đổi mới khuyến khích sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Chính phủ cần làm gì?
Chính phủ cần có chính sách đầu tư vào giáo dục và đào tạo triển khai chương trình đào tạo lại kỹ năng (reskill/upskill), đặc biệt cho lao động phổ thông như Singapore với chương trình SkillsFuture. Đề xuất thành lập trung tâm kỹ năng số, phối hợp doanh nghiệp đào tạo.
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số áp dụng chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để ứng dụng công nghệ. Minh chứng chương trình Make in Vietnam đã thúc đẩy hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ.
Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội mở rộng bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợ chuyển đổi việc làm. Nghiên cứu ILO cho thấy chính sách an sinh hiệu quả có thể giảm bất ổn kinh tế do thất nghiệp tới 25%.
Dù Việt Nam có khoảng 3.800 startup (2023), vẫn cần thêm chính sách thúc đẩy mạnh mẽ.
Áp lực chuyển đổi với người lao động truyền thống. Người lao động lớn tuổi gặp khó khăn trong việc thích nghi và học tập công nghệ mới. Theo (OECD, 2023) 40% lao động trên 50 tuổi gặp khó khăn với công nghệ; 56% không quen dùng công cụ kỹ thuật số như phần mềm quản lý; 48% thiếu kỹ năng sử dụng nền tảng trực tuyến (Zoom, Slack). Chỉ 18% lao động lớn tuổi tham gia đào tạo kỹ năng số, thấp hơn nhóm dưới 40 tuổi (35%, WEF).
https://laodong.vn/cong-doan/chuyen-doi-so-tac-dong-len-thi-truong-lao-dong-1451591.ldo