Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:
Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Khoản 1, Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, giải thích từ ngữ như sau: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Như vậy, hành vi bạo lực kinh tế là một hình thức của bạo lực gia đình.
Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định về mức phạt với hành vi bạo lực về kinh tế như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Như vậy, vợ chiếm đoạt tiền riêng của chồng, bị có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Tư vấn pháp luật
Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518, 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.
https://laodong.vn/tu-van-phap-luat/chiem-doat-tien-cua-chong-vo-bi-phat-the-nao-1435243.ldo