Trang chủCông nhân 360Đời sống Công nhân
Đời sống Công nhân
Cập nhật lúc 04:54 24/02/2023 (GMT+7)
Những câu chuyện khó đỡ khi Gen Z đi làm

Những câu chuyện dở khóc dở cười phát sinh trong lúc đi làm đã giúp Gen Z tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Thế hệ Gen Z (thường tính từ cuối những năm 1990 cho đến 2012, phổ biến từ 1996 đến 2010). Dự báo đến năm 2025, tại Việt Nam, trung bình cứ 4 người đi làm sẽ có 1 đại diện Gen Z. So với các thế hệ trước, đây là thế hệ được đánh giá tự tin và có tư duy độc lập từ rất sớm.

Muốn kiếm thêm thu nhập và có việc làm trong thời gian rảnh, nhiều Gen Z là sinh viên lựa chọn các công việc bán thời gian trong ngành dịch vụ.

“Khách hàng là thượng đế” luôn câu khẩu hiệu mỗi khi Thành Dương – sinh viên năm nhất, Đại học Mỏ - Địa chất nhắc nhở bản thân khi đi làm. Thế nhưng, chỉ khi bắt đầu vào công việc, nam sinh viên mới nhận ra không phải khách hàng nào cũng là thượng đế.

Thành Dương chọn công việc phục vụ tại quán cà phê gần trường và được trả mức lương 18.000 đồng/giờ. Mỗi ngày, nam sinh viên làm việc 6 giờ và nhận về 108.000 đồng tiền lương.

 
 Thành Dương khi làm công việc phục vụ tại quán cà phê. Ảnh: Lương Hạnh. 

Thành Dương được đăng ký lịch làm việc theo tuần. Vừa kiếm được tiền, vừa có thể sắp xếp lịch học hợp lí và cũng mang đến cho Thành Dương những trải nghiệm dở khóc, dở cười.

“Có lần khách yêu cầu sinh tố xoài không đá nhưng đã là sinh tố thì phải say nhuyễn với đá. Dù tôi cố gắng giải thích nhưng chị khách vẫn một mực yêu cầu làm. Lúc đó tôi rất khó xử và đành phải nhờ đến sự giúp đỡ của bộ phận pha chế” – Thành Dương cho hay.

Kể về một lần khách hàng khiến nữ sinh Bùi Thị Phương - nhân viên parttime của một cửa hàng tiện lợi cảm thấy thấy rất khó chịu.

Theo Phương, khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt và ví điện tử. Nếu ví điện tử không đủ tiền, khách hàng có quyền yêu cầu nhân viên nạp tiền vào ví. 

"Khách mang đến một tệp tiền 100.000 (khoảng 8 triệu đồng) để chuyển vào ví điện tử. Tôi phải đếm đi đếm lại tệp tiền đó. Khách bắt đầu tỏ thái độ bực tức và hỏi cửa hàng có máy đếm tiền không với giọng bực tức trong khi việc đó gây khó cho nhân viên như tôi" - Phương nói. 

Chỉ vì yêu cầu oái oăm của một khách hàng đã khiến nhiều khách hàng khác phải chờ đợi lâu và mất kiên nhẫn. Họ cũng thể hiện sự bực tức với nhân viên trong cửa hàng. 

"Lúc đó khách đông trong khi nhân viên chỉ có 2 người. Những khách không chờ đợi được nữa bắt đầu tỏ thái độ khó chịu, nói nhân viên "lề mề quá". Lúc đó, thực sự tôi vừa tủi thân vừa ức chế" - nữ sinh nhớ lại.

Là nhân viên chăm sóc khách hàng của một công ty truyền thông được hơn nửa năm, số tiền lương hàng tháng của Đàm Hồng Vân (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chỉ đủ để trang trải chi phí thuê trọ. Làm công việc này, Hồng Vân hưởng mức lương cơ bản 17.000 đồng/giờ, mỗi ngày làm từ 4 - 5 tiếng.

Theo Hồng Vân, công việc chăm sóc khách hàng đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo từ nhân viên. Đã từng nhiều lần gặp khách khiếm nhã, Hồng Vân đã trở làm quen với những pha khó đỡ.

Hồng Vân khi còn đi làm ở cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Nguyễn Duy.
Hồng Vân khi còn đi làm ở cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Nguyễn Duy.

Trước khi làm việc ở đây, Hồng Vân cũng đã từng là nhân viên parttime phục vụ quán trà sữa, cửa hàng tiện lợi và bán hàng thời trang.

Việc này giúp Hồng Vân có nhiều kinh nghiệm để xử lý các tình huống bất ngờ ở công việc và trong cuộc sống.

https://laodong.vn/ban-doc/nhung-cau-chuyen-kho-do-khi-gen-z-di-lam-1151050.ldo

LƯƠNG HẠNH (báo lao động)

 
In
Về đầu
Lượt truy cập: