Trang chủCông nhân 360
Công nhân 360
Cập nhật lúc 10:29 20/08/2023 (GMT+7)
Quy định mới về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp Nhà nước

Theo Điều 26 Nghị định số 59/2023/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023) quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thì hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp Nhà nước được quy định như sau:

Quy định mới về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp Nhà nước
Các cán bộ công đoàn tham gia Hội thảo góp ý Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó có quy định về Ban Thanh tra nhân dân trong doanh nghiệp Nhà nước. Ảnh: Nam Dương

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác

a) Xây dựng Chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 78 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

Chương trình công tác gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Chương trình công tác có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.

b) Căn cứ nghị quyết hội nghị người lao động và quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước và thông báo đến ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.

2. Phương thức hoạt động

a) Tiếp nhận thông tin do người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp cung cấp.

b) Tổng hợp, phân tích, đối chiếu với nội dung nghị quyết, quyết định của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, quy chế nội bộ, các quy định khác của doanh nghiệp và quy định pháp luật để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc tổ chức đối thoại kịp thời theo quy định của pháp luật.

c) Kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát được phản ánh trực tiếp đến người đứng đầu ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.

d) Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Chế độ báo cáo

Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu; báo cáo hằng năm tại hội nghị người lao động.

https://laodong.vn/cong-doan/quy-dinh-moi-ve-hoat-dong-cua-ban-thanh-tra-nhan-dan-o-doanh-nghiep-nha-nuoc-1230733.ldo

HOÀNG QUANG (BÁO LAO ĐỘNG)

In
Về đầu
Lượt truy cập: 46.027.366
Chào bạn. Rất hân hạnh được tư vấn cho bạn các vấn đề liên quan đến Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn, vệ sinh lao động. Vui lòng nhập câu hỏi.