Tôi là chủ tịch công đoàn cơ sở, doanh nghiệp FDI. Tôi xin hỏi các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN về kinh phí công đoàn. Theo luật công đoàn 2012, hàng tháng doanh nghiệp phải trích 2%/ tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Thực tế doanh nghiệp thực hiện chưa đồng bộ? Tổng liên đoàn có giải pháp phối hợp với các cơ quan ngang bộ để thực hiện không? như Tổng cục Thuế, Hải quan? Doanh nghiệp luôn nói rằng 2% là quá cao, vì doanh nghiệp còn nhiều chi phí khác, Quan điểm của Tổng LĐLĐVN?
Tôi là chủ tịch công đoàn cơ sở, doanh nghiệp FDI. Tôi xin hỏi các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN về kinh phí công đoàn. Theo luật công đoàn 2012, hàng tháng doanh nghiệp phải trích 2%/ tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Thực tế doanh nghiệp thực hiện chưa đồng bộ? Tổng liên đoàn có giải pháp phối hợp với các cơ quan ngang bộ để thực hiện không? như Tổng cục Thuế, Hải quan? Doanh nghiệp luôn nói rằng 2% là quá cao, vì doanh nghiệp còn nhiều chi phí khác, Quan điểm của Tổng LĐLĐVN?
Trả lời : <p>
Từ năm 2013, thực hiện Luật Công đoàn năm 2012 mức đóng kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định thống nhất là 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) của người lao động. Quy định là thực hiện thống nhất, nếu doanh nghiệp thực hiện chưa đúng mức trích là không đúng quy định.</p>
<p>
Tổng Liên đoàn đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Năm 2014, Tổng Liên đoàn đã ký Quy chế phối hợp công tác với Bộ Tài chính theo đó các cấp công đoàn phối hợp với cơ quan thuế cùng cấp trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiểm tra - thanh tra đóng kinh phí công đoàn (số 1822/QCPH/BTC-TLĐ ngày 2/12/2014); Phối hợp với Bộ Lao động trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính vi phạm Luật Lao động trong đó có các Điều khoản về xử phạt vi phạm Luật công đoàn về đóng kinh phí công đoàn; Ký quy chế phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao về khởi kiện và xét xử doanh nghiệp vi phạm pháp luật công đoàn về đóng kinh phí công đoàn.</p>
<p>
- Đối với doanh nghiệp trong nước nói chung, mức đóng kinh phí công đoàn không thay đổi, nhưng số kinh phí công đoàn phải đóng tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, thấp hơn so với theo quỹ lương phải trả.</p>
<p>
- Đối với doanh nghiệp FDI, số kinh phí công đoàn phải đóng từ năm 2013 theo lương BHXH tăng không đáng kể so với số kinh phí công đoàn phải đóng theo quỹ tiền lương phải trả; thậm chí có doanh nghiệp FDI, số kinh phí công đoàn phải đóng theo mức hiện nay thấp hơn số kinh phí công đoàn phải đóng theo mức 1% quỹ tiền lương phải trả.</p>
<p>
Như vậy ý kiến của doanh nghiệp về mức đóng kinh phí công đoàn hiện nay quá cao là không có cơ sở.</p>
<p style="text-align: right;">
<strong>Ban Tài chính Tổng LĐLĐ</strong></p>