Công nhân hỏi - Công Đoàn trả lời
Gắn kết công nhân lao động với tổ chức công đoàn, cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải đáp cho công nhân lao động những vấn đề thiết thực, đời sống.
Như tôi đước biết thì hàng năm người lao động được ngĩ 14 ngày phép . Hiện tại tôi đã đăng ký ngĩ được 4 ngày , nhưng khi tôi hỏi Chủ Tịch CĐCS nơi tôi làm về chính sách thì lại nói cuối năm số ngày CN chưa ngĩ phép sẽ không được hoàn tiền và cũng chẳng được cộng qua năm sau . Tôi cực kỳ bức xúc khi người đaiị diện cho tổ chức công nhân lại hành xử vô lý như vậy . Mong ý kiến phản hồi từ các đồng chí cấp trên !
Như tôi đước biết thì hàng năm người lao động được ngĩ 14 ngày phép . Hiện tại tôi đã đăng ký ngĩ được 4 ngày , nhưng khi tôi hỏi Chủ Tịch CĐCS nơi tôi làm về chính sách thì lại nói cuối năm số ngày CN chưa ngĩ phép sẽ không được hoàn tiền và cũng chẳng được cộng qua năm sau . Tôi cực kỳ bức xúc khi người đaiị diện cho tổ chức công nhân lại hành xử vô lý như vậy . Mong ý kiến phản hồi từ các đồng chí cấp trên !
Trả lời : <div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
Chủ tich CĐCS trả lời công nhân chưa nghỉ phép sẽ không được hoàn tiền là sai qui định. Luật lao động qui định rõ về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ tại Điều 114 như sau : </div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.</div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.</div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
Các bạn có thể gửi đơn lên Phòng lao động thương binh xã hôi tại nơi có trụ sở công ty để yêu cầu giải quyết.</div>
Kính gửi: Ban biên tập
Hiện tôi đang công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm, tôi có một số vấn đề liên quan đến chế độ đối với cán bộ Công đoàn (Không chuyên trách) như sau:
Tại Điều 6, Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT có quy định các chức danh: Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn; Trưởng ban thanh tra nhân dân đều được giảm định mức giờ dạy theo tỷ lệ tương ứng.
Tuy nhiên, thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 28/3/2016 của Bộ GD-ĐT chỉ quy định quy đổi ra giờ dạy đối với chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên BHC công đoàn; bên cạnh đó tại Điều 5 của Thông tư 08 có nêu rõ Thông tư này thay thế Điều 6 của Thông tư 47.
Vậy cho phép tôi được hỏi chế độ đối với chức danh: Trưởng ban thanh tra nhân dân; Trưởng ban nữ công.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của Quý cơ quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Kính gửi: Ban biên tập
Hiện tôi đang công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm, tôi có một số vấn đề liên quan đến chế độ đối với cán bộ Công đoàn (Không chuyên trách) như sau:
Tại Điều 6, Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT có quy định các chức danh: Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn; Trưởng ban thanh tra nhân dân đều được giảm định mức giờ dạy theo tỷ lệ tương ứng.
Tuy nhiên, thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 28/3/2016 của Bộ GD-ĐT chỉ quy định quy đổi ra giờ dạy đối với chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên BHC công đoàn; bên cạnh đó tại Điều 5 của Thông tư 08 có nêu rõ Thông tư này thay thế Điều 6 của Thông tư 47.
Vậy cho phép tôi được hỏi chế độ đối với chức danh: Trưởng ban thanh tra nhân dân; Trưởng ban nữ công.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của Quý cơ quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Trả lời : <div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
Điều 6 của thông tư 47/2014/TT-BGDDT đã hết hiệu lực, do đó chế độ giảm định mức giờ dạy, tiết dạy tại trường Cao đẳng sư phạm nơi bạn đang công tác cần được áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư 08/2016/TT-BGDDT : </div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
4. Giảng viên trường cao đẳng, học viện, trường đại học và đại học</div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, hàng năm, Hiệu trưởng (Giám đốc) cùng với Ban chấp hành công đoàn thống nhất phương án quy định thời gian được sử dụng làm công tác công đoàn cho giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ của giảng viên (giảng dạy, nghiên cứu khoa</div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
học và làm các công việc khác) và quy định về tự chủ của đơn vị. Nếu chọn phương án giảm giờ nghiên cứu khoa học hoặc làm các công việc khác thi theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Công đoàn. Nếu chọn phương án giảm định mức giờ dạy thì theo quy định sau:</div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
a) Giảng viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 44 giờ dạy trong một năm học;</div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
b) Giảng viên làm ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn không chuyên trách được giảm 22 giờ dạy trong một năm học.</div>
Tôi là nhân viên tại Công ty TNHH MTV TPĐL Việt I-Mei, ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm tại tháng 12 năm 2015. Công ty sa thải không lý do ngày 17/09/2016. Hiện tại tôi vẫn chưa nhận được sổ Bảo Hiểm và trả lời thắc về lý do sa thải dù đã gọi điện đến Công ty nhiều lần. Trường hợp trên tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi? Và tôi có được nhận đền bù gì từ phía Công ty hay không?
Tôi là nhân viên tại Công ty TNHH MTV TPĐL Việt I-Mei, ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm tại tháng 12 năm 2015. Công ty sa thải không lý do ngày 17/09/2016. Hiện tại tôi vẫn chưa nhận được sổ Bảo Hiểm và trả lời thắc về lý do sa thải dù đã gọi điện đến Công ty nhiều lần. Trường hợp trên tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi? Và tôi có được nhận đền bù gì từ phía Công ty hay không?
Trả lời : <div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
Theo qui định, khi xử lý kỷ luật người LĐ thì người sử dụng LĐ phải chứng minh được lỗi của người LĐ, có sự tham gia của đại diện tập thể LĐ, người LĐ phải có mặt để tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, người khác bào chữa, việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản. Bạn có thể yêu cầu Công ty trả lời về căn cứ xử lý kỷ luật mình, và dựa vào Điều 126 về áp dụng hình thức sa thải để biết Công ty làm vậy có đúng hay không. Nếu thấy Công ty làm không đúng qui định pháp luật bạn có thể khởi kiện ra Tòa để đảm bảo quyền lợi của mình. Trường hợp Công ty sa thải đúng pháp luật thì bạn sẽ không được nhận trợ cấp nào. </div>
<div style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Calibri, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 16px;">
Luật lao động và Luật BHXH cũng qui định trách nhiệm của người sử dụng LĐ phải xác nhận và trả sổ BHXH và các giấy tờ khác cho người LĐ trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày . Nếu Công ty cố tình không bàn giao lại bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án.</div>
Trong trường hợp viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập sinh con thứ 3 (không thuộc diện ưu tiên của chính sách KHHGĐ) thì Công đoàn cơ sở nên tham gia giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập sinh con thứ 3 (không thuộc diện ưu tiên của chính sách KHHGĐ) thì Công đoàn cơ sở nên tham gia giải quyết như thế nào?
Trả lời : <p>
Căn cứ theo Pháp Lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 về dân số đã qui định tại <strong>Điều 38. </strong>Xử lý vi phạm:</p>
<p>
“1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”</p>
<p>
Đồng thời theo quy định tại Điều 2 Nghị định số <a href="http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=93676">20/2010/NĐ-CP </a>ngày 8/3/2010 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số và Điều 1 Nghị định số <a href="http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=99494">18/2011/NĐ-CP </a>ngày 17/3/2011 sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP, thì những trường hợp sau đây không vi phạm quy định chỉ được sinh một hoặc hai con theo Pháp lệnh dân số:</p>
<p>
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.</p>
<p>
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.</p>
<p>
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.</p>
<p>
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.</p>
<p>
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.</p>
<p>
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):</p>
<p>
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);</p>
<p>
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.</p>
<p>
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.</p>
<p>
Như vậy, nếu cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 nằm ngoài những trường hợp đặc biệt được sinh con thứ 3 theo qui định trên được xét là đã vi phạm chính sách Dân số.</p>
<p>
Hiện nay, có một số Bộ, Ngành ban hành thông tư, Hội đồng nhân dân ở một số tỉnh đã cụ thể hóa chính sách Dân số theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, trong đó có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm sinh con thứ ba trở lên. Theo đó, hình thức xử lý cụ thể đối với cán bộ, công chức vi phạm được thực hiện theo Thông tư của Bộ, Ngành hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của UBND tỉnh nơi cán bộ, công chức đó công tác.</p>
<p>
Vậy nên, nếu viên chức của đơn vị bạn sinh con thứ 3, là cán bộ công đoàn, bạn cần phải biết rõ hiện nay Bộ, ngành, địa phương nơi bạn công tác hoặc cơ quan, đơn vị của bạn đã có quy định gì về các hình thức xử phạt với những cá nhân có hành vi vi phạm chính sách dân số hay không? để tham mưu với lãnh đạo, cơ quan đơn vị, người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm tại cơ quan, đơn vị bạn.</p>
<p>
Ngoài ra, nếu viên chức tại đơn vị, cơ quan bạn người vi phạm là đảng viên, thì còn phải thực hiện các hình thức xử phạt theo qui định của đảng cụ thể là Quyết định số 09-QĐ/TW ngày 24/3/2011 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Theo quyết định này đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ 3 (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách; sinh con thứ 4 thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ); sinh con thứ 5 trở lên thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi tổ chức Đảng.</p>
<p>
Ban Nữ công Tổng LĐLĐ VN</p>
Tôi được biết, ngoài tiền trợ cấp thai sản do BHXH chi trả thì người sinh con còn nhận được trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở, vậy mức 1 lần này do ai chi trả.
Tôi được biết, ngoài tiền trợ cấp thai sản do BHXH chi trả thì người sinh con còn nhận được trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở, vậy mức 1 lần này do ai chi trả.
Trả lời : <p>
Theo qui định Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Số tiền trợ cấp 1 lần do BHXH chi trả.</p>
<p style="text-align: right;">
<strong>Ban Nữ công Tổng LĐLĐ VN</strong></p>
Nữ nhân viên trong thời gian thai sản (mang thai và nuôi con dưới 12 tháng) mà hợp đồng lao động hết hiệu lực thì công ty có quyền không ký tiếp hợp đồng không?
Nữ nhân viên trong thời gian thai sản (mang thai và nuôi con dưới 12 tháng) mà hợp đồng lao động hết hiệu lực thì công ty có quyền không ký tiếp hợp đồng không?
Trả lời : <p>
Điều 36 Bộ luật Lao động qui định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:</p>
<p>
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này (Khoản 6 Điều 192 qui định: Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ).</p>
<p>
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.</p>
<p>
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.</p>
<p>
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.</p>
<p>
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.</p>
<p>
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.</p>
<p>
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.</p>
<p>
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.</p>
<p>
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.</p>
<p>
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.</p>
<p>
Qui định pháp luật như vậy, trường hợp trên thuộc khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động hết hạn thì công ty có quyền không ký tiếp hợp đồng lao động.</p>
<p style="text-align: right;">
<strong>Ban Nữ công Tổng LĐLĐ VN</strong></p>
Công tác Thi đua, khen thưởng của Công đoàn có nên thực hiện cấp nào đề nghị khen thưởng thì cấp đó chi tiền thưởng không?
Công tác Thi đua, khen thưởng của Công đoàn có nên thực hiện cấp nào đề nghị khen thưởng thì cấp đó chi tiền thưởng không?
Trả lời : <p style="text-align: justify;">
Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng rất cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của đồng chí đối với hoạt động Công đoàn nói chung và hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng trong tổ chức Công đoàn nói riêng.</p>
<p style="text-align: justify;">
Căn cứ với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; căn cứ Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn năm 2014 và các quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng, Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua, khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xin được trả lời như sau: </p>
<p style="text-align: justify;">
<strong>1.</strong> <strong>Tại Khoản 3, Điều 67,</strong> Nghị định số 42/2010/NĐ - CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định:</p>
<p style="text-align: justify;">
<strong><em>Quỹ thi đua, khen thưởng của tổ chức chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (căn cứ tính chất hoạt động của từng tổ chức, Bộ Tài chính thống nhất tỷ lệ cấp hàng năm) và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">
2.<strong>Tại Khoản 2, </strong><strong>Điều 69</strong>, Nghị định số 42/2010/NĐ - CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định:</p>
<p style="text-align: justify;">
<strong><em>Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">
Nhưng hàng năm Tổng Liên đoàn đã phân cấp quản lý tài chính cho các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, quy định cụ thể các khoản chi, nội dung chi và định mức chi, trong đó có khoản chi cho hoạt động phong trào và công tác thi đua, khen thưởng. Vì vậy cấp trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng thì cấp đó chi tiền thưởng; các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương sẽ quy định cụ thể các khoản chi cho các đơn vị thuộc cấp mình quản lý trực tiếp.</p>
<p style="text-align: justify;">
<strong>Theo đó, tại Khoản 2, Điều 44</strong>, Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1564/QĐ - TLĐ ngày 24 tháng 12 năm 2014 quy định: </p>
<p style="text-align: justify;">
Tiền thưởng kèm theo quyết định khen thưởng của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn do cấp đề nghị khen thưởng chi.</p>
<p style="text-align: justify;">
Tổng Liên đoàn chi tiền thưởng kèm theo Bằng lao động sáng tạo, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh và tiền thưởng cho các tập thể, cá nhân được khen thưởng tại hội nghị tổng kết do Tổng Liên đoàn tổ chức.</p>
<p style="text-align: justify;">
Công đoàn Ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khi quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thì có trách nhiệm chi tiền thưởng kèm theo quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân nêu trên.</p>
<p style="text-align: justify;">
Như vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện đang thực hiện cấp nào đề nghị khen thưởng thì cấp đó chi tiền thưởng là vì các lý do trên.</p>
<p style="text-align: justify;">
Trên đây là trả lới của Ban CSKTXH&TĐKT về câu hỏi của đồng chí Dương Tuấn Anh tại buổi giao lưu trực tuyến giữa Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn với công nhân, lao động cả nước ngày 28/7/2016.</p>
<p style="text-align: justify;">
Trân trọng!</p>
<p style="text-align: right;">
<strong> Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng </strong></p>
Thực trạng công đoàn các cấp đang thực hiện rất nhiều nội dung tuyên truyền không gắn với quan hệ lao động và việc thực hiện cũng còn mang tính hình thức. Định hướng của tổ chức công đoàn trong thời gian tới về nhiệm vụ này như thế nào?
Thực trạng công đoàn các cấp đang thực hiện rất nhiều nội dung tuyên truyền không gắn với quan hệ lao động và việc thực hiện cũng còn mang tính hình thức. Định hướng của tổ chức công đoàn trong thời gian tới về nhiệm vụ này như thế nào?
Trả lời : <p style="margin-right:-2.25pt;">
Vấn đề bạn nêu là đúng nhưng chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức công đoàn bao gồm nhiều nội dung, như: tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như: Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHYT, BHXH...; tuyên truyền về phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong CNVCLĐ; giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho người lao động...</p>
<p style="margin-right:-2.25pt;">
Vì vậy, tuyên truyền gắn với quan hệ lao động chỉ là 1 trong những nội dung trên.</p>
<p style="margin-right:-2.25pt;">
- Việc thực hiện còn mang tính hình thức trong thời gian qua là đúng vì tuyên truyền chưa đến được với số đông người lao động. Vấn đề này Tổng Liên đoàn đã và đang chỉ đạo cần xác định và phân định rõ đối tượng tuyên truyền; có sự phân cấp để công tác tuyên truyền thiết thực hơn.</p>
<p>
Thời gian tới, công đoàn sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền giáo dục theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, xuất phát từ thực tiễn cơ sở, tại cơ sở và gắn với nhu cầu của người lao động.</p>
<p>
Trân Trọng!</p>
<p>
<strong>Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ VN</strong></p>
Cho tôi hỏi 2 câu: 1. BCH Công đoàn cơ sở có được quyền mở tài khoản của BCH tại Ngân hàng hay không? 2. Nếu công đoàn hoạt động nhiều, sử dụng hết phần trích lại của Công đoàn phí, Kinh phí công đoàn và các khoản thu khác, do vậy các khoản chi phụ cấp kiêm nhiệm của Cán bộ Công đoàn cấp cơ sở không còn, không chi các khoản này vậy có sai không?
Cho tôi hỏi 2 câu: 1. BCH Công đoàn cơ sở có được quyền mở tài khoản của BCH tại Ngân hàng hay không? 2. Nếu công đoàn hoạt động nhiều, sử dụng hết phần trích lại của Công đoàn phí, Kinh phí công đoàn và các khoản thu khác, do vậy các khoản chi phụ cấp kiêm nhiệm của Cán bộ Công đoàn cấp cơ sở không còn, không chi các khoản này vậy có sai không?
Trả lời : <p>
Theo Quyết định số 269/QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 3 năm 2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Các đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý thu, chi tài chính công đoàn. Đối với các đơn vị có số thu, chi tài chính không lớn có thể sử dụng tài khoản của chuyên môn để quản lý thu, chi tài chính công đoàn.</p>
<p style="margin-right:1.35pt;">
Công đoàn cơ sở được sử dụng 66% (Từ năm 2016, mỗi năm tăng 1% để đạt mức 75%). Số thu kinh phí công đoàn, 60% số thu đoàn phí công đoàn, 100% số thu khác của đơn vị.</p>
<p>
Phân bổ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi: Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không quá 30%. Nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cỏn bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ. Trường hợp BCH CĐCS không chi các khoản phụ cấp này cho cán bộ CĐCS là không đúng quy định của Tổng Liên đoàn.</p>
<p style="text-align: right;">
<strong>Ban Tài chính Tổng LĐLĐ</strong></p>
Phí trích giữ lại 32% của doanh nghiệp quá cao. Đối với những DN hoạt động tốt, không có tranh chấp giữa người lao động và chủ DN, công đoàn nên trích khoản này để thưởng lại.
Phí trích giữ lại 32% của doanh nghiệp quá cao. Đối với những DN hoạt động tốt, không có tranh chấp giữa người lao động và chủ DN, công đoàn nên trích khoản này để thưởng lại.
Trả lời : <p style="text-align: justify;">
Theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn, mức đóng kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định thống nhất là 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) của người lao động.</p>
<p style="text-align: justify;">
Theo Quyết định số 270 /QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 03 năm 2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị. Tổng Liên đoàn sẽ bổ sung, sửa đổi quy định về phân phối nguồn thu tài chính công đoàn, tăng tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng theo hướng từ năm 2016, mỗi năm tăng 1% để đạt mức 75%. Như vậy phần kinh phí và đoàn phí công đoàn cơ sở được để lại để chăm lo cho đoàn viên người lao động theo quy định của Tổng Liên đoàn, chứ không phải doanh nghiệp được giữ lại.</p>
<p style="text-align: right;">
<strong>Ban Tài chính Tổng LĐLĐ</strong></p>
Tôi là chủ tịch công đoàn cơ sở, doanh nghiệp FDI. Tôi xin hỏi các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN về kinh phí công đoàn. Theo luật công đoàn 2012, hàng tháng doanh nghiệp phải trích 2%/ tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Thực tế doanh nghiệp thực hiện chưa đồng bộ? Tổng liên đoàn có giải pháp phối hợp với các cơ quan ngang bộ để thực hiện không? như Tổng cục Thuế, Hải quan? Doanh nghiệp luôn nói rằng 2% là quá cao, vì doanh nghiệp còn nhiều chi phí khác, Quan điểm của Tổng LĐLĐVN?
Tôi là chủ tịch công đoàn cơ sở, doanh nghiệp FDI. Tôi xin hỏi các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN về kinh phí công đoàn. Theo luật công đoàn 2012, hàng tháng doanh nghiệp phải trích 2%/ tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Thực tế doanh nghiệp thực hiện chưa đồng bộ? Tổng liên đoàn có giải pháp phối hợp với các cơ quan ngang bộ để thực hiện không? như Tổng cục Thuế, Hải quan? Doanh nghiệp luôn nói rằng 2% là quá cao, vì doanh nghiệp còn nhiều chi phí khác, Quan điểm của Tổng LĐLĐVN?
Trả lời : <p>
Từ năm 2013, thực hiện Luật Công đoàn năm 2012 mức đóng kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định thống nhất là 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) của người lao động. Quy định là thực hiện thống nhất, nếu doanh nghiệp thực hiện chưa đúng mức trích là không đúng quy định.</p>
<p>
Tổng Liên đoàn đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Năm 2014, Tổng Liên đoàn đã ký Quy chế phối hợp công tác với Bộ Tài chính theo đó các cấp công đoàn phối hợp với cơ quan thuế cùng cấp trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiểm tra - thanh tra đóng kinh phí công đoàn (số 1822/QCPH/BTC-TLĐ ngày 2/12/2014); Phối hợp với Bộ Lao động trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính vi phạm Luật Lao động trong đó có các Điều khoản về xử phạt vi phạm Luật công đoàn về đóng kinh phí công đoàn; Ký quy chế phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao về khởi kiện và xét xử doanh nghiệp vi phạm pháp luật công đoàn về đóng kinh phí công đoàn.</p>
<p>
- Đối với doanh nghiệp trong nước nói chung, mức đóng kinh phí công đoàn không thay đổi, nhưng số kinh phí công đoàn phải đóng tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, thấp hơn so với theo quỹ lương phải trả.</p>
<p>
- Đối với doanh nghiệp FDI, số kinh phí công đoàn phải đóng từ năm 2013 theo lương BHXH tăng không đáng kể so với số kinh phí công đoàn phải đóng theo quỹ tiền lương phải trả; thậm chí có doanh nghiệp FDI, số kinh phí công đoàn phải đóng theo mức hiện nay thấp hơn số kinh phí công đoàn phải đóng theo mức 1% quỹ tiền lương phải trả.</p>
<p>
Như vậy ý kiến của doanh nghiệp về mức đóng kinh phí công đoàn hiện nay quá cao là không có cơ sở.</p>
<p style="text-align: right;">
<strong>Ban Tài chính Tổng LĐLĐ</strong></p>
Theo Luật An toàn vệ sinh lao động quy định: Người sử dụng lao động phải trích 1% quỹ lương BHXH để nộp vào quỹ tai nạn lao động. Như vậy, đối với người lao động làm việc tại 2 công ty khác nhau thì cả hai công ty đều phải trích 1% quỹ lương BHXH để nộp vào quỹ tai nạn lao động cho người lao động?
Theo Luật An toàn vệ sinh lao động quy định: Người sử dụng lao động phải trích 1% quỹ lương BHXH để nộp vào quỹ tai nạn lao động. Như vậy, đối với người lao động làm việc tại 2 công ty khác nhau thì cả hai công ty đều phải trích 1% quỹ lương BHXH để nộp vào quỹ tai nạn lao động cho người lao động?
Trả lời : <p>
Khoản 2 Điều 43 Luật ATVSLĐ quy định “Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định”.</p>
<p style="text-align: right;">
Ban Quan hệ lao động TLĐ</p>