Thời sự
Cập nhật lúc 09:35 03/07/2025 (GMT+7)
Tính điểm chuẩn đại học 2025 theo hướng công bằng với mọi tổ hợp xét tuyển

Các trường đại học có thể xem xét việc điều chỉnh mức chênh lệch điểm xét tuyển các tổ hợp có môn Toán, Tiếng Anh nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Nỗi lo của thí sinh chọn tổ hợp khối D01

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng nhiều thí sinh vẫn chưa hết thấp thỏm. Lý do là đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa cao, đặc biệt là môn Toán và Tiếng Anh - hai môn quan trọng trong tổ hợp D01.

Phạm Kim Anh - thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội - cho biết, em chọn khối D01 vì ngay từ lớp 10 đã định hướng theo ngành Kinh tế. Ngoài Toán và Văn, Tiếng Anh là môn em đầu tư nhiều nhất, học thêm buổi tối, tự ôn luyện kỹ năng nghe, nói để đạt điểm cao.

Nữ sinh cho rằng, đề thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh khó, kết quả không được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, năm nay các trường đại học quy đổi tương đương các phương thức và tổ hợp xét tuyển về cùng một thang điểm chuẩn, điều này khiến em lo lắng hơn.

“Em và gia đình luôn mong muốn được học một ngôi trường tốt để sau này có việc làm ổn định. Em chỉ sợ vì chênh lệch điểm mà lỡ mất cơ hội thực hiện ước mơ” - Kim Anh bộc bạch.

c
Nhiều thí sinh đánh giá đề thi Toán và Tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 khó. Ảnh: Hải Nguyễn

Cùng tâm trạng, Bùi Đức Trung - thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội bày tỏ sự lo lắng khi dự định xét tuyển ngành Công nghệ thông tin bằng tổ hợp D01.

Nam sinh bày tỏ mong muốn các trường đại học cân nhắc kỹ lưỡng, có phương án tính toán phù hợp để mức điểm chênh lệch giữa các tổ hợp được áp dụng công bằng, phản ánh đúng năng lực thực tế của từng thí sinh, đảm bảo quyền lợi cho những bạn đã định hướng tổ hợp xét tuyển phù hợp ngay từ đầu.

Đảm bảo công bằng cho thí sinh

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, TS Phạm Thanh Hà - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Giao thông Vận tải - cho rằng, việc xem xét điều chỉnh mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp có môn Toán và Tiếng Anh là cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

“Năm nay, đề thi Toán được đánh giá là khó, trong khi Tiếng Anh lại là môn tự chọn. Các trường có thể tính toán mức chênh lệch giữa các tổ hợp để đảm bảo tính công bằng trong xét tuyển. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), sau khi công bố phổ điểm, có thể đưa ra khuyến cáo về mức điểm chênh lệch hợp lý” - TS Hà nhận định.

Theo TS Hà, việc xem xét điều chỉnh mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp l
TS Phạm Thanh Hà - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Giao thông Vận tải. Ảnh: Trang Hà

Theo ông Hà, mức chênh lệch cụ thể sẽ phụ thuộc vào phân tích phổ điểm. Các trường đại học có quyền tự chủ trong tuyển sinh, nhưng nên có sự điều tiết từ Bộ GDĐT để thống nhất khuyến nghị, từ đó điều chỉnh điểm chuẩn trong phạm vi cho phép, đảm bảo đúng quy chế.

“Những năm trước, việc áp dụng chênh lệch giữa các tổ hợp không bắt buộc. Nhưng với tình hình năm nay, điều này là cần thiết để đảm bảo công bằng cho thí sinh” - TS Hà nhấn mạnh.

https://laodong.vn/tuyen-sinh/tinh-diem-chuan-dai-hoc-2025-theo-huong-cong-bang-voi-moi-to-hop-xet-tuyen-1533638.ldo

Thanh Hằng (báo lao động)

In
Về đầu
Lượt truy cập: