Trang chủCông nhân 360Lao động năm châu
Lao động năm châu
Cập nhật lúc 07:10 29/05/2021 (GMT+7)
400.000 thuyền viên mắc kẹt trên biển kể từ đại dịch Covid-19

Hai thành viên thủy thủ đoàn tập thể dục trên boong tàu DHT Trung Quốc. Ảnh: Hugo Clech/V.Group.

Vị, thuyền trưởng tàu chở dầu hiện đang mắc cạn ở vùng biển Malaysia, cho biết: “Chúng tôi đã kiệt sức. Chúng tôi đã làm việc không nghỉ nhiều tháng nay. Hầu hết các hợp đồng đều đã được gia hạn nhiều lần và thủy thủ đoàn không có lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi để được vào bờ. Một số người đã ở trên tàu hơn một năm."

Việc thay đổi thủy thủ đoàn đã dừng từ tháng 3 (do đại dịch Covid-19) để tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng, vì hơn 80% thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Việc đóng cửa biên giới toàn thế giới, hạn chế đi lại và tạm dừng các chuyến bay thương mại để kiềm chế lây lan khiến cho Vij, gốc Ấn Độ cùng với thủy thủy đoàn của anh không thể lên bờ. Theo ước tính của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, hiện có 400.000 thuyền viên và công nhân cảng đang mắc kẹt trên tàu. Họ đang ở trong tình trạng kiệt quệ về thể chất và tinh thần và muốn được về nước.

Theo báo cáo của IMO, có những người đã trải qua 17 tháng lênh đênh trên biển. Điều này là bất hợp pháp theo Công ước Lao động Hàng hải của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định thời hạn liên tục tối đa của một thuyền viên phục vụ trên tàu là 11 tháng. Fabrizio Barcellona, trợ lý thư ký bộ phận thuyền viên của Liên đoàn Vận tải Quốc tế (ITF) cho biết: “Kể từ tháng 3, chúng tôi đã nhận được hơn 5.200 email từ thủy thủ về việc muốn xuống tàu, hơn 2.000 yêu cầu trợ giúp thông qua Facebook và hơn 500 tin nhắn qua Whatsapp”.

Tình hình mắc kẹt trên biển dẫn đến một "cuộc khủng hoảng nhân đạo và an toàn" mà cả António Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Giáo hoàng Francis đều đã lên tiếng. Mặc dù nhiều quốc gia đã nới lỏng hạn chế ở mức độ nhất định sau Hội nghị thượng đỉnh hàng hải quốc tế tổ chức tại London hồi tháng 7, song đến Hội nghị thượng đỉnh Ngày Hàng hải Thế giới gần đây diễn ra vào ngày 24 tháng 9 vẫn đề cập đến vấn đề chưa được giải quyết này.

Trong một bức thư chung gửi tới Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, các quản lý cấp cao của 30 công ty hàng tiêu dùng đã kêu gọi hành động khẩn cấp về việc thay đổi thủy thủ đoàn, mô tả tình huống này là “vô tình tạo ra hình thức lao động cưỡng bức hiện đại”. “Các thuyền viên đang phải đối mặt với những thách thức giống như ở giai đoạn đầu của đại dịch: gia hạn hợp đồng do thiếu khả năng về nước, thời gian làm việc kéo dài do thiếu thanh tra, kiểm tra […].Thuyền viên không được phép vào bờ; trong một số trường hợp, họ thậm chí còn bị từ chối điều trị y tế khẩn cấp, ” Barcellona giải thích.

Hạn chế về thay đổi thủy thủ đoàn

Trong nhiều tháng, các tổ chức quốc tế và ngay cả các công ty vận tải biển đã vận động các chính phủ quy định thuyền viên là “lao động chính” dù là quốc tịch nào, như vậy sẽ miễn cho họ các yêu cầu về thị thực và cho phép họ lên và xuống tàu. IMO cũng đã đề xuất một quy trình xuống tàu an toàn để các cảng, sân bay, cơ quan y tế, hải quan,  cơ quan nhập cảnh và chính phủ sử dụng. Cho đến nay, chỉ có 15 quốc gia trên thế giới mở cảng và tuân theo quy trình. Nhưng đến nay, một số nước lại thắt chặt các hạn chế để đối phó với làn sóng thứ hai của Covid-19.

Làn sóng thứ hai có thể dẫn đến việc tiếp tục từ chối các quyền cơ bản của thuyền viên,” Barcellona nói và cảnh báo: “Thật không may, một số chính phủ đang quay lưng với việc thực hiện quy trình này”. Hiệp hội InterManager chỉ trích Singapore vì ưu tiên đối với các đơn đăng ký thay đổi thuyền viên từ các tàu đăng ký tại quốc gia này. Hồng Kông chỉ cho phép thay đổi thủy thủ đoàn đối với các tàu xuất nhập khẩu hàng hóa từ lãnh thổ của mình, và khôi phục lại các hạn chế ở sân bay. Điều này gây khó khăn cho việc thay đổi thủy thủ đoàn vì thay đổi thủy thủ đoàn là quá trình phức tạp và phần lớn trong số 1,6 triệu thuyền viên trên thế giới đến từ Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Nga, Ukraine và Ấn Độ. “Một số quốc gia mở cánh cửa cực kỳ hẹp, chẳng hạn 48 giờ cho một tàu vào bến. Việc thiếu các chuyến b