Tổng số kinh phí dự kiến tăng chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế công tác tại các cơ sở y tế công lập ước tính khoảng 357 tỉ đồng/tháng.
Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Bộ Y tế cho biết, Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04.7.2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập đã đạt được nhiều kết quả góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập của công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện, hiện nay, Nghị định số 56/2011/NĐ-CP đã có một số bất cập do mô hình bệnh tật của Việt Nam sau hơn 13 năm có nhiều thay đổi, các dịch bệnh mới nổi xuất hiện, diễn biến phức tạp, trong khi tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng; thách thức đối với y tế dự phòng là rất lớn, tuy nhiên, y tế dự phòng vẫn chưa thực sự được đánh giá đúng tầm quan trọng.
Bộ Y tế dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho nhân viên y tế thay đổi so với quy định cũ, nhiều đối tượng nhân viên y tế được đề xuất nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề, đưa vào các nhóm với mức phụ cấp 70%; 60%; 50%; 40% và 30%.
Tại tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập, Bộ Y tế nêu rõ tổng số kinh phí dự kiến để thực hiện chính sách này ước tính khoảng 357 tỉ đồng/tháng.
Nguồn kinh phí chi trả từ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được kết cấu chi phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Luật Khám bệnh chữa bệnh; Kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Nghị định này sử dụng từ các nguồn: Ngân sách nhà nước giao cho đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; Thu sự nghiệp của đơn vị được để lại; Nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị (nếu có).
Theo thống kê của Bộ Y tế, số người hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trên cả nước là 157.743 người (hưởng từ mức 20-70%), trong đó đông nhất là tuyến trạm y tế xã với hơn 59.000 người, trung tâm y tế tuyến huyện là hơn 38.000 người và trung ương là hơn 31.000 người.
Số người hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề:
Dự kiến tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng: