Thời sự
Cập nhật lúc 10:46 11/05/2025 (GMT+7)
Danh sách những phường mới ở Hà Nội được sử dụng trụ sở UBND quận sau sắp xếp

Hà Nội - Nhiều trụ sở UBND quận tại Hà Nội dự kiến trở thành trụ sở UBND phường sau sắp xếp.

Danh sách những phường mới ở Hà Nội được sử dụng trụ sở UBND quận sau sắp xếp
Trụ sở quận Cầu Giấy dự kiến trở thành trụ sở phường Cầu Giấy sau sắp xếp bộ máy. Ảnh: Hữu Chánh

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành phố chính thức còn 126 xã, phường.

Hiện tại, 125 phường, xã mới đã có phương án trụ sở. Trong đó, nhiều phường dự kiến được bố trí nơi làm việc tại các trụ sở cũ của các quận.

Phường Cửa Nam được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh (thuộc quận Hoàn Kiếm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Cửa Nam (thuộc quận Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền (thuộc quận Hoàn Kiếm); Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du (thuộc quận Hai Bà Trưng).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy Hoàn Kiếm hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của phường Cửa Nam.

Phường Ngọc Hà được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường: Vĩnh Phúc, Liễu Giai (thuộc quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Kim Mã, Cống Vị (thuộc quận Ba Đình); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ngọc Khánh (thuộc quận Ba Đình); một phần diện tích đất giao thông phường Nghĩa Đô (thuộc quận Cầu Giấy).

Dự kiến sử dụng trụ sở Đảng ủy - UBND Quận Ba Đình hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Ngọc Hà.

Phường Hai Bà Trưng được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đồng Nhân, Phố Huế (thuộc quận Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Lê Đại Hành (thuộc quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Bạch Đằng, Thanh Nhàn (thuộc quận Hai Bà Trưng).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy Hai Bà Trưng hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Hai Bà Trưng. Trụ sở của HĐND - UBND phường Hai Bà Trưng sử dụng trụ sở UBND quận Hai Bà Trưng hiện nay.

Phường Bạch Mai được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Bạch Mai, Quỳnh Mai, Bách Khoa (thuộc quận Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thanh Nhàn, Minh Khai, Đồng Tâm (thuộc quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phương Mai (thuộc quận Đống Đa); Lê Đại Hành, Trương Định (thuộc quận Hai Bà Trưng).

Dự kiến sử dụng trụ sở Trung tâm Chính trị quận hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Bạch Mai. Sử dụng trụ sở HĐND - UBND quận Hai Bà Trưng hiện nay làm trụ sở của HĐND - UBND phường Bạch Mai.

Phường Đống Đa được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Thịnh Quang (thuộc quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Trung Liệt, Quang Trung (thuộc quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Nam Đồng (thuộc quận Đống Đa).

Dự kiến sử dụng khối nhà C trụ sở Quận ủy HĐND - UBND Quận Đống Đa hiện có làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND - UBND phường Đống Đa.

Phường Ô Chợ Dừa được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ô Chợ Dừa, Hàng Bột, Cát Linh (thuộc quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung Liệt (thuộc quận Đống Đa); Thành Công, Điện Biên (thuộc quận Ba Đình).

Dự kiến sử dụng khối nhà A-B trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND Quận Đống Đa hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Ô Chợ Dừa.

Phường Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Yên Sở, Thịnh Liệt (thuộc quận Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Giáp Bát, Hoàng Liệt, Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú (thuộc quận Hoàng Mai).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy, HĐND - UBND quận Hoàng Mai hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Hoàng Mai.

Phường Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc (thuộc quận Thanh Xuân); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Trung Văn (thuộc quận Nam Từ Liêm); Trung Hoà (thuộc quận Cầu Giấy).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND quận Thanh Xuân hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Thanh Xuân.

Phường Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu (thuộc quận Cầu Giấy); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Quan Hoa, Yên Hòa (thuộc quận Cầu Giấy); Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 (thuộc quận Nam Từ Liêm).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy, HĐND, UBND quận Cầu Giấy hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Cầu Giấy.

Phường Tây Hồ được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Bưởi (thuộc quận Tây Hồ); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thụy Khuê, Xuân La, Quảng An (thuộc quận Tây Hồ); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ (thuộc quận Tây Hồ); Nghĩa Đô (thuộc quận Cầu Giấy).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy, HĐND, UBND quận Tây Hồ hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Tây Hồ.

Phường Tây Tựu được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Tây Tựu, Minh Khai (thuộc quận Bắc Từ Liêm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Kim Chung (thuộc huyện Hoài Đức).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND quận Bắc Từ Liêm hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Tây Tựu.

Phường Từ Liêm được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Cầu Diễn (thuộc quận Nam Từ Liêm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Mễ Trì (thuộc quận Nam Từ Liêm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Mai Dịch (thuộc quận Cầu Giấy).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND quận Nam Từ Liêm hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Từ Liêm.

Phường Việt Hưng được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thượng Thanh, Đức Giang, Giang Biên, Việt Hưng (thuộc quận Long Biên); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Gia Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi (thuộc quận Long Biên).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy, HĐND, UBND quận Long Biên hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Việt Hưng.

Phường Hà Đông được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Vạn Phúc, Phúc La (thuộc quận Hà Đông); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Mộ Lao, Hà Cầu, Văn Quán, Quang Trung, La Khê (thuộc quận Hà Đông); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đại Mỗ, Trung Văn (thuộc quận Nam Từ Liêm), xã Tân Triều (thuộc huyện Thanh Trì).

Dự kiến sử dụng trụ sở Quận ủy, HĐND, UBND quận Hà Đông hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường Hà Đông.

https://laodong.vn/xa-hoi/danh-sach-nhung-phuong-moi-o-ha-noi-duoc-su-dung-tru-so-ubnd-quan-sau-sap-xep-1504200.ldo

KHÁNH AN (BÁO LAO ĐỘNG)

In
Về đầu
Lượt truy cập: