Trang chủTin tứcCông đoàn 24/7Hoạt động công đoàn
Hoạt động công đoàn
Cập nhật lúc 03:26 06/07/2023 (GMT+7)
Dùng nội quy lao động hết hiệu lực xử lý kỷ luật, bị phạt đến 20 triệu đồng

Bạn đọc có email thaotranxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực khi xử lý kỷ luật có thể bị xử phạt như thế nào?

Dùng nội quy lao động hết hiệu lực xử lý kỷ luật, bị phạt đến 20 triệu đồng
Doanh nghiệp sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực khi xử lý kỷ luật lao động có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Ảnh: Nam Dương

Luật gia Nguyễn Thị Thúy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 2, Điều 19, Chương II Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như sau:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;

b) Không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;

c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;

d) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;

đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;

e) Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;

g) Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.

Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, cá nhân sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực khi xử lý kỷ luật lao động có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng; doanh nghiệp sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực khi xử lý kỷ luật lao động có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

https://laodong.vn/tu-van-phap-luat/dung-noi-quy-lao-dong-het-hieu-luc-xu-ly-ky-luat-bi-phat-den-20-trieu-dong-1210147.ldo

NGUYỄN THUÝ (Báo lao động)

 
In
Về đầu
Lượt truy cập: